CÁC LOẠI MÁY CƠ GIỚI ĐƯỢC DÙNG NHIỀU TRONG XÂY DỰNG & NÔNG NGHIỆP
Máy cơ giới là cụm từ quen thuộc dùng để chỉ tông hợp các loại máy móc phục vụ xây dựng & nông nghiệp để thay thế sức người. Trong xây dựng công trình nói chung và xây dựng thủy lợi, thủy điện nói riêng, lao động thủ công không thể đáp ứng được các yêu cầu về quy mô, khối lượng công việc và tiến độ cũng như kỹ thuật thi công. Chính vì vậy công tác cơ giới hóa xây dựng ngày càng trở nên quan trọng.
Máy cơ giới thường xuyên được cải tiến, hoàn thiện và đáp ứng được các đòi hỏi khó khăn nhằm đảm bảo hiệu quả và chất lượng kỹ thuật xây dựng tiên tiến. Đặc biệt ở các nước phát triển, với mức độ cơ giới hóa trong xây dựng có thể đạt tới 95 % tổng khối lượng công việc.
Riêng tại Việt Nam hiện nay, đa số các loại máy xây dựng & nông nghiệp đều được nhập khẩu từ nước ngoài, đến từ các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới. Đây cũng là động lực thúc đẩy các cán bộ kỹ thuật nghiên cứu tìm hiểu, nắm bắt sự thay đổi thường xuyên về các loại máy công trình. Nhằm khai thác có hiệu quả, đáp ứng các quy trình công nghệ ngày một phát triển.
Thông qua bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc tông hợp các loại máy móc phục vụ xây dựng thông dụng ở Việt Nam
PHÂN LOẠI MÁY CƠ GIỚI THÔNG DỤNG TẠI VIỆT NAM
2. Máy xúc đào
– Là một loại máy móc cơ giới sử dụng đa năng, chủ yếu dùng trong xây dựng, khai khoáng. Chức năng chính là đào, xúc, múc, đổ đất đá rời hay liền thổ và các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng rời. Đồng thời nó có thể vận chuyển trong cự ly ngắn hoặc rất ngắn. Ngoài chức năng chính là đào xúc mặt đất, loại máy cơ giới này còn tham gia vào các công tác giải phóng mặt bằng, phá dỡ công trình, bốc xếp vận chuyển vật liệu. Hai loại máy đào chính là máy đào bánh lốp, máy đào bánh xích.
3. Máy xúc lật
– Loại máy xây dựng này có công dụng chính để bốc xúc đất, đá và vật liệu rời, vận chuyển chúng trong gầu xúc của máy, để đổ lên thiết bị vận chuyển khác (ô tô tải) hay kho chứa với độ cao đổ nhất định cao hơn nền đất. Máy xúc lật hoàn toàn có thể dùng để đào đất đá từ mềm đến cứng vừa (đất cấp I, II), dạng rời hay liền thổ nhưng vị trí đào nằm ngang hoặc cao hơn vị trí máy đứng (cao hơn nền đất máy đứng). Máy xúc lật được sử dụng nhiều trong xây dựng, khai thác mỏ, vận tải (bốc xúc hàng hóa ở kho